Banner website Lương Thiên Bảo
Sản phẩm
Quảng cáo
 
Quảng cáo Tyren
Tìm kiếm
 Tin tức & Sự kiện
Nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ trong ứng dụng và phát triển công nghệ cao (14/06/2012)

1. Công nghệ thông tin

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đến năm 2020 cơ bản xây dựng được chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

- Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các lĩnh vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng; làm nòng cốt để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành phố.

Cụ thể:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phải nhằm từng bước xây dựng một chính quyền điện tử hiện đại từ thành phố đến các sở ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đổi mới phương thức quản lý nhà nước; bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp; gắn bó chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính, tiến tới xây dựng”thành phố điện tử”phù hợp với khuôn mẫu về mô hình chính quyền điện tử cấp địa phương, phù hợp với các quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia, về an toàn, bảo mật, bảo đảm tính tương thích trong hoạt động và liên thông với mạng liên kết vùng và mạng quốc gia. Phát triển thương mại điện tử cần được gắn kết chặt chẽ với việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, góp phần thúc đẩy sản xuất và thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, phát triển bền vững, tăng trưởng cao, ổn định, định hướng vào xuất khẩu, là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố và các vùng lân cận; góp phần vào tăng trưởng kinh tế, làm tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác nguồn vốn và công nghệ mới. Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 30% - 35 %/năm. Đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, có độ bao phủ rộng khắp. Phát triển mạnh mạng thế hệ sau (NGN) nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất. Đẩy mạnh phát triển mạng truy nhập băng rộng để bảo đảm phát triển các ứng dụng trên mạng như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa và các ứng dụng khác. Các mạng viễn thông di động phát triển tiến tới hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) và các thế hệ tiếp sau. Phát triển các dịch vụ phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội.

2. Công nghệ sinh học

- Ứng dụng có trọng điểm các công nghệ gen, tế bào, vi sinh, enzym-protein, tin sinh học, nano sinh học… ; phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của thành phố; nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả vào một số lĩnh vực chủ yếu trong nông nghiệp, thủy sản, y tế, bảo vệ môi trường,...

Cụ thể:

- Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học mới có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái). Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của địa phương và xuất khẩu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản, phân vi sinh, thuốc kích thích và điều hoà sinh trưởng, thuốc trừ sâu, phòng chống dịch bệnh, thử nghiệm sử dụng các loại phân bón hữu cơ với quy trình và chế độ canh tác phù hợp để sản xuất sản phẩm sạch. Tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng rộng rãi công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh ở một số đối tượng có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ phát triển mạnh các mô hình ứng dụng cấp huyện để từ đó nhân rộng.

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo ra các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, sản xuất được nhiều chế phẩm CNSH và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thủy sản địa phương. Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thủy, hải sản được chế biến bằng CNSH, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương cũng như trong nước và xuất khẩu.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và an toàn lương thực - thực phẩm. Đầu tư công nghệ và sản phẩm sinh học phục vụ cho lĩnh vực môi trường, đặc biệt là các công nghệ và sản phẩm đáp ứng yêu cầu cho xử lý nước thải, rác thải, khí thải. Tạo ra các công nghệ và sản phẩm sinh học với chi phí thấp, gần gũi với tự nhiên và con người để bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân; trong đó đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ chẩn đoán, điều trị các loại bệnh nguy hiểm, thay thế các mô, cơ quan.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực để có đủ điều kiện tiếp cận những ứng dụng ở trình độ cao. Xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu có khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, nâng cao vị thế về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực trọng điểm.

3. Công nghệ tự động hoá

- Tập trung ứng dụng công nghệ tự động hóa vào 3 khâu: thiết kế, quá trình công tác và kiểm tra, đo lường.

- Kết hợp một cách hợp lý giữa việc đổi mới công nghệ (kể cả đổi mới từng phần, hiện đại hoá từng khâu, từng bộ phận) với việc tận dụng các công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác mọi tiềm lực vốn có phục vụ phát triển sản xuất.

- Tranh thủ đi thẳng vào ứng dụng công nghệ tự động hoá hiện đại có chọn lọc, phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Chủ động trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu làm chủ công nghệ nhập để khai thác nâng cao hiệu quả ứng dụng, đồng thời làm cơ sở cho việc nghiên cứu sáng tạo nâng cao.

Một số ứng dụng cụ thể:

- Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thiết kế: Tự động thiết kế trong các ngành kinh tế nhờ trợ giúp của máy tính . Yêu cầu phải đạt được: Hoàn toàn thiết kế tự động trong các ngành dệt, may, da giày xuất khẩu. Tự động thiết kế các máy công cụ, các dụng cụ cơ khí và các chi tiết cơ khí chủ yếu. Trong ngành đóng tàu, công nghệ CAD được ứng dụng rộng rãi trong tạo dáng, thiết kế vỏ tàu và hoàn toàn tự động hoá thiết kế cho loại tàu dưới 10.000 tấn. Sử dụng các chương trình tự động hoá thiết kế và tính toán trong thiết kế cơ khí, xây dựng công trình, xây dựng giao thông.

- Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong các quá trình công tác: Lắp ráp, bảo trì bảo hành các hệ thống SCADA (hệ thống điều khiển giám sát và xử lý số liệu) trong các ngành năng lượng, chế biến thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường, xăng dầu. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ CNC các máy công cụ, thiết bị công tác. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật rô bốt, ưu tiên áp dụng trong một số ngành có các công đoạn sản xuất nguy hiểm cho con người như sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất và một số ngành về sản xuất độc hại về môi trường. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ PLC điều khiển tự động các máy công tác và hệ thống chấp hành.

- Tự động hoá đo lường và xử lý thông tin các quá trình công nghệ: Các hệ thống đo lường công nghiệp, bảo vệ môi trường và xử lý thông tin phải tự động hoá đến 80%. Đẩy mạnh tự động hoá các thiết bị đo lường, ngư khí cụ hàng hải, thuỷ sản, các chủng loại cân điện tử hiện số và truyền số liệu, công tơ thẻ, máy dò cá...

4. Công nghệ vật liệu mới

- Tiếp nhận công nghệ và phát triển ứng dụng có hiệu quả các vật liệu mới có các tính năng kỹ thuật cao trong sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, y tế: vật liệu Laser y tế, các loại thép đặc biệt, vật liệu từ tính, vật liệu quang học, vật liệu Compozi, vật liệu bao bì dễ phân hủy.

- Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu chế tạo các vật liệu tiên tiến từ nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là nguyên liệu sinh học; các tổ hợp vật liệu mới trong công nghiệp, xây dựng và dân dụng như bê tông cốt kim, bê tông polyme, các tổ hợp vật liệu chịu nhiệt, chịu tác động môi trường, bền, nhẹ...

5. Công nghệ năng lượng tái tạo và môi trường

- Nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, sóng biển; ứng dụng các công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng.

- Ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới xử lý, cải thiện ô nhiễm môi trường, đặc biệt xử lý chất thải nông nghiệp và cải thiện môi trường khu vực làng nghề,  nông thôn, các sông, hồ, khu công nghiệp; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghệ tái chế chất thải. 

 
Xem thêm:
(21/01/2014)  Ảnh: Thế giới rộn ràng chào đón năm mới 2014
(21/01/2014)  Cha mẹ giàu dạy con làm giàu
(21/01/2014)  Kinh doanh năm 2014: Kỳ vọng… dè dặt
(14/06/2012)  “Sống ở Tokyo mới biết ai giàu, nghèo”
(13/06/2012)  Ngân hàng cần linh hoạt với những doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời
Hỗ trợ trực tuyến
 
P. Kinh doanh
 
 0909 228 569
    Ấn vào đây để chat!  
 
P. Kinh doanh
 
 090 687 2292
    Ấn vào đây để chat!  
 
P. Kinh doanh
 
 0902 704 025
    Ấn vào đây để chat!  
 
P. Kinh doanh
 
 09 1889 4567
    Ấn vào đây để chat!  
Tin nổi bật
Đối tác
Sản phẩm nổi bật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thống kê truy cập
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LƯƠNG THIÊN BẢO
Địa chỉ: 59/11/44 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM - ĐT: 08. 73009968 - FAX: 08. 73027968
Email: info@luongthienbao.com - Website: www.luongthienbao.com
Bảo trì: kingweb.vn